Chú thích Tiền_Việt_Nam

  1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Bản in Nội các quan bản (1697)- Bản chữ Hán, trang 25 (web) tức trang 26a viết (phiên âm): Bính Tí cửu niên, [Minh Hồng Vũ nhị thập cửu niên,] xuân chính nguyệt, chiếu sa thải tăng đạo niên vị cập ngũ thập dĩ thượng giả lặc hoàn bản tục, hựu tục hữu thông kinh giáo giả thụ Đường đầu thủ, tri cung, tri quán, tri tự, dư vi tu nhân thị giả...Hạ tứ nguyệt, sơ hành thông bảo hội sao ấn thành lệnh nhân hoán tiền mỗi tiền nhất cưỡng thủ sao nhất mân nhị mạch. Nghĩa: Bính Tý, [Quang Thái] năm thứ 9 [1396], (Minh Hồng Vũ năm thứ 29). Mùa xuân, tháng giêng, xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục. Lại thi những người thông hiểu kinh giáo, ai đỗ thì cho làm Đường đầu thủ [Chú giải], tri cung, tri quán, tri tự, còn thì cho làm kẻ hầu của người tu hành....Mùa hạ, tháng 4, bắt đầu phát [tiền giấy]. Thông bảo hội sao. In xong, ra lệnh cho người đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy.
  2. Đường Cao Tổ tuy lấy niên hiệu là Vũ Đức nhưng tiền đúc lại dùng chữ Khai Nguyên. Dẫn theo "Tiền thời Cảnh Hưng, một bí ẩn lịch sử cần được khám phá" của Nguyễn Cảnh Huy; tài liệu của Sở Khoa học công nghệ Bình Định cũng khẳng định tương tự: Khai Nguyên Thông Bảo do Đường Cao Tổ đúc
  3. . Lúc ban đầu, mục đích của tiền kẽm là thay thế tiền đồng vì kim loại đồng khá hiếm ở xứ Ðàng Trong. Khi chúa Nguyễn cho phép dân được quyền đúc tiền, mục đích trên đã bị lợi dụng bởi lòng tham của con người, đồng tiền kẽm ngày càng được đúc nhỏ dần và mỏng dần đi.
  4. Xem bài Giới thiệu về tiền cổ Việt Nam
  5. Những bài Dã Sử Việt - Tạ Chí Ðại Trường
  6. Ðại Nam Hội Ðiển Sử Lệ, Quốc Sử quán triều Nguyễn, nhà xuất bản Thuận Hóa, 1993.
  7. Theo Lacroix Desire. Annamite Numismatiques, Saigon 1900
  8. 會鈔: hội sao, hội sa (hùichào) hay là 會帳: hội trướng (huìzhen) đều có nghĩa chung là trả tiền. Trong đó:會 hội, nghĩa là trả (tiền); và 鈔 sao, nghĩa là tiền giấy, 帳 trướng là nợ (tiền).
    • Tham khảo: Từ điển Hán Việt- Hán ngữ cổ đại và hiện đại, tác giả: Trần Văn Chánh, Nhà xuất bản Trẻ năm 2005, trang 1014-1015.
    • Đồng tham khảo: Hán Việt Từ điển- Dẫn chứng
  9. Trên thực tế, một thời gian ngắn khi Nhật thay Pháp và một mình cai trị Đông Dương, tiền này được người Nhật phát hành (in tại Nhật Bản) và cho lưu thông. Tiền Đông Dương do Nhật Bản phát hành không có chữ Nhật.